Home / Sức Khỏe / danh mục 60 cây thuốc nam của bộ y tếDANH MỤC 60 CÂY THUỐC NAM CỦA BỘ Y TẾ31/12/2022(Ban hành kèm theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)1. BẠC HÀTên khác:Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)Tên khoa học:Mentha arvensisL.Bạn đang xem: Danh mục 60 cây thuốc nam của bộ y tếHọ:Bạc hà (Lamiaceae)Bộ phận dùng:Bộ phận trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc, ngực sườn đầy tức.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 12 - 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.2. BÁCH BỘTên khác:Củ ba mươi, dây đẹt ác, hơ linh (Ba Na)Tên khoa học:Stemona tuberosaLour.Họ:Bách bộ (Stemonaceae)Bộ phận dùng:RễCông năng, chủ trị:Nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chữa các chứng ho mới hoặc ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, trị giun kim, ngứa, ghẻ lở.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 12g, sắc uống, thụt hậu môn điều trị giun kim, dùng30 - 40g sắc lấy nước rửa điều trị ngứa, lở.3. BẠCH ĐỒNG NỮTên khác:Mò trắng, Mò mâm xôi, Bấn trắngTên khoa học:Clerodendrum chinense(Osbeck.) Mabb var.simplex(Mold.) S. L. ChenHọ:Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)Bộ phận dùng:Rễ, lá, hoaCông năng, chủ trị:Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm. Rễ cây chữa gân xương đau nhức, mỏi lưng, mỏi gối, kinh nguyệt không đều, viêm túi mật, vàng da, vàng mắt. Dùng ngoài ngâm rửa trĩ, lòi dom. Lá cây chữa tăng huyết áp, khí hư bạch đới, Lá dùng ngoài trị vết thương, tắm ghẻ, chốc đầu. Hoa dùng trị ngứa.Liều lượng, cách dùng:Rễ ngày dùng 12 - 16g, sắc uống. Dùng 1 kg cành lá, rửa sạch, đun sôi với nước 30 phút, lọc lấy nước, nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.4. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢOTên khác:Cỏ lưỡi rắn hoa trắngTên khoa học:Hedyotis diffusaWilld.Họ:Cà phê (Rubiaceae)Bộ phận dùng:Toàn câyCông năng, chủ trị:Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm Amydal, viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng (trường ung). Dùng ngoài chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 15 - 60g (khô) sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ.5. BÁN HẠ NAMTên khác:Cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùyTên khoa học:Typhonium trilobatum(L.) Schott.Họ:Ráy (Araceae).Bộ phận dùng:Thân rễ. Khi dùng phải qua chế biến cẩn thận.Công năng, chủ trị:Hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chữa nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng, ho có đờm, ho lâu ngày. Dùng ngoài chữa ong đốt, rắn rết cắn.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 3 - 10g, sắc uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.Kiêng kỵ:Phụ nữ có thai dùng thận trọng.6. BỐ CHÍNH SÂMTên khác:Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâmTên khoa học:Abelmoschus moschatusMedik. ssp.tuberosus(Span) Borss.Họ:Bông (Malvaceae).Bộ phận dùng:Rễ. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín. Phơi khô, hoặc sấy khô.Công năng, chủ trị:Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát (giảm ho), trừ đờm. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt chóng mặt, đau dạ dầy, tiêu chảy, ho viêm họng, viêm phế quản, người háo khát, táo bón.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 10 - 12g, sắc uống.Kiêng kỵ:Nếu thể tạng hàn phải chích với gừng. Không dùng chung với Lê lô.7. BỒ CÔNG ANHTên khác:Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, cây mũi mácTên khoa học:Lactuca indicaL.Họ:Cúc (Asteraceae)Bộ phận dùng:Phần trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chữa mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 30 g (khô), 20 - 40g (cây tươi), ép lấy nước uống hoặc sắc uống. Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.8. CÀ GAI LEOTên khác:Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.Tên khoa học:Solanum procumbensLour.Họ:Cà (Solanaceae).Bộ phận dùng:Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng).Công năng, chủ trị:Tán phong trừ thấp, tiêu độc, giảm đau. Chữa đau nhức gân xương, ho, ho gà, xơ gan, rắn cắn.Liều lượng, cách dùng:Ngày 16 - 20g, sắc uống.9. CAM THẢO ĐẤTTên khác:Cam thảo nam, thổ cam thảo, dã cam thảo, r’gờm, t’rôm lạy (K’Ho)Tên khoa học:Scoparia dulcisL.Họ:Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)Bộ phận dùng:Cả câyCông năng, chủ trị:Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu. Chữa sốt, ho, viêm họng, ban chẩn, phế nhiệt gây ho, rong kinh, đái tháo đường.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 16 - 20g (dạng khô); 20 - 40g (cây tươi), sắc hoặc hãm uống.10. CỎ MẦN TRẦUTên khác:Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)Tên khoa học:Eleusine indica(L.) Geartn.Họ:Lúa (Poaceae)Bộ phận dùng:Cả câyCông năng, chủ trị:Lương huyết, thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát gan, làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Chữa cảm nắng, sốt nóng, cao huyết áp, viêm gan hoàng đảm, dị ứng mẩn ngứa, đái khó, nước tiểu đỏ.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 12 - 16g (khô), 80 - 120g (cây tươi), đun sôi trong 15-20 phút, để nguội chắt lấy nước uống.11. CỎ NHỌ NỒITên khác:Cỏ mực, Hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)Tên khoa học:Eclipta prostrata(L.) L.Họ:Cúc (Asteraceae)Bộ phận dùng:Phần trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 12 - 20g (khô), sắc uống; 30 - 50g (tươi), giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương. Có thể dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.Lưu ý khi sử dụng:Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phân sống.12. CỎ SỮA LÁ NHỎTên khác:Vú sữa đất, thiên căn thảo, cẩm địaTên khoa học:Euphorbia thymifoliaL.Họ:Thầu dầu (Euphorbiaceae)Bộ phận dùng:Cả câyCông năng, chủ trị:Cầm máu, giảm đau, tiêu độc, chỉ lỵ, thông sữa, lợi tiểu. Chữa lỵ trực khuẩn và lỵ amip nhất là cho trẻ em, chữa mụn nhọt, phụ nữ băng huyết, phụ nữ sau đẻ ít sữa hoặc tắc tia sữa.Liều lượng, cách dùng:Người lớn: ngày dùng 40 - 100g; trẻ em: ngày dùng 10 - 20g, sắc uống, dùng 5 -7 ngày.13. CỎ TRANHTên khác:Cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)Tên khoa học:Imperata cylindrica(L.) Beauv.Họ:Lúa (Poaceae)Bộ phận dùng:Thân rễCông năng, chủ trị:Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. Chữa phiền khát, tiểu tiện khó, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, phù thũng do viêm cầu thận cấp, hoàng đản.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 9 - 30g (khô), 30 - 60g (tươi) thái nhỏ, sắc với 600 ml nước đến khi còn 200 ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày.14. CỎ XƯỚCTên khác:Hoài ngưu tất.Tên khoa học:Achyranthes asperaL.Họ:Rau dền (Amaranthaceae)Bộ phận dùng:Rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.Công năng, chủ trị:Hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương, lợi thủy thông lâm. Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái rắt.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 6 - 15g; 12 - 40g, sắc uống.Kiêng kỵ:Phụ nữ có thai, ỉa lỏng, di tinh.15. CỐI XAYTên khác:Giàng xay, quýnh ma, ma bản thảo, kim hoa thảoTên khoa học:Abutilon indicum(L.) SweetHọ:Bông (Malvaceae)Bộ phận dùng:Bộ phận trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng. Chữa cảm sốt do phong nhiệt, đau đầu, tai ù, tai điếc, sốt vàng da, bí tiểu tiện, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 12g (dạng khô), 20 - 40g (cây tươi), sắc uống.16. CỐT KHÍTên khác:Cốt khí củTên khoa học:Reynoutria japonicaHoutt.Họ:Rau răm (Polygonaceae).Bộ phận dùng:Rễ phơi hay sấy khô.Công năng, chủ trị:Khu phong trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh, chỉ khái (giảm ho), hóa đờm, chỉ thống. Chữa đau nhức gân xương, ngã sưng đau ứ huyết, bế kinh, hoàng đản, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 9 - 15g, sắc uống, dùng ngoài sắc lấy nước để bôi, rửa, hoặc chế thành cao, bôi.17. CÚC HOATên khác:Kim cúc, hoàng cúc, dã cúc, cam cúcTên khoa học:Chrysanthemum indicumL.Họ:Cúc (Asteraceae)Bộ phận dùng:Cụm hoaCông năng, chủ trị:Phát tán phong nhiệt, giải độc, minh mục. Chữa các chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, mụn nhọt, đinh độc.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 16g (dạng khô), sắc uống.18. CÚC TẦNTên khác:Cây lức, từ bi, phật phà (Tày)Tên khoa học:Pluchea indica(L.) Less.Họ:Cúc (Asteraceae).Bộ phận dùng:Rễ, lá, cành.Công năng, chủ trị:Phát tán phong nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu đàm. Chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, tê bại, đau nhức xương khớp.Xem thêm: Tác Dụng Của Cây Cộng Sản (Cỏ Lào) Với Công Dụng Trị Bệnh Cực HayLiều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 16g, sắc uống.19. DÀNH DÀNHTên khác:Chi tửTên khoa học:Gardenia jasminoidesJ. EllisHọ:Cà phê (Rubiaceae).Bộ phận dùng:Quả đã phơi khô.Công năng, chủ trị:Thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết. Chữa sốt cao, người bồn chồn khó ngủ, vàng da, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam. Nôn ra máu, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.20. DÂU TẰMTên khác:Dâu ta, tangTên khoa học:Morus albaL.Họ:Dâu tằm (Moraceae)Bộ phận dùng:Rễ, thân, lá, quả.Công năng, chủ trị:Vỏ rễ dâu có tác dụng thanh phế nhiệt bình suyễn, tiêu thũng, giảm ho, trừ đờm, hạ suyễn. Chữa phế nhiệt, ho suyễn, hen, ho ra máu, trẻ con ho gà, phù thũng, bụng trướng to, tiểu tiện không thông; Lá dâu có tác dụng tán phong thanh nhiệt, thanh can, sáng mắt. Chữa cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt, ho, viêm họng, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, đậu lào, phát ban, cao huyết áp, mất ngủ; Cành dâu có tác dụng trừ phong thấp, lợi các khớp, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm. Chữa phong thấp đau nhức các đầu xương, cước khí, sưng lở, chân tay co quắp.Liều lượng, cách dùng:Vỏ rễ: ngày dùng 6 - 12g (có thể dùng tới 20 - 40g), sắc uống. Lá: ngày dùng 5 - 12g, sắc uống. Cành: ngày dùng: 9 - 15g (có thể dùng tới 40 - 60g), sắc uống.21. ĐỊA HOÀNGTên khác:Sinh địa hoàng.Tên khoa học:Rehmannia glutinosa(Gaertn.) Libosch.ex Steud.Họ:Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)Bộ phận dùng:Rễ củ phơi hay sấy khô.Công năng, chủ trị:Bổ âm, thanh nhiệt lương huyết, sinh tân dịch. Chữa âm hư, sốt về chiều, khát nước, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tân dịch khô, phiền táo mất ngủ.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 16g, sắc uống.22. ĐỊA LIỀNTên khác:Sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khươngTên khoa học:Kaempferia galangaL.Họ:Gừng (Zingiberaceae)Bộ phận dùng:Thân rễ (Rhizoma Kaempferiae) thái lát, phơi sấy khô, lá.Công năng, chủ trị:Ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực. Chữa ngực bụng lạnh đau, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, nôn mửa, đau nhức xương khớp.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 4 - 8g, sắc uống. Dùng ngoài ngâm rượu để xoa bóp.23. DIỆP HẠ CHÂUTên khác:Diệp hạ châu đắng, Cây chó đẻ răng cưaTên khoa học:Phyllanthus urinariaL.Họ:Thầu dầu (Euphorbiaceae).Bộ phận dùng:Phần trên mặt đất sấy hoặc phơi khô.Công năng, chủ trị:Tiêu độc, sát trùng, lợi mật, thanh can, tiêu viêm tán ứ, lợi thủy. Chữa viêm gan hoàng đảm, viêm họng, tắc sữa, kinh bế, viêm da thần kinh, viêm thận, sỏi tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 20g, sắc uống.24. ĐINH LĂNGTên khác:Cây gỏi cá, nam dương sâmTên khoa học:Polyscias fruticosa(L.) HarmsHọ:Nhân sâm (Araliaceae)Bộ phận dùng:Rễ, thân, cành, lá.Công năng, chủ trị:Bổ khí, tiêu thực, lợi sữa, tiêu viêm, giải độc. Rễ Đinh lăng chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi, ngủ ít, tiêu hóa kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, giã đắp sưng tấy, sưng vú. Thân, cành chữa thấp khớp, đau lưng.Liều lượng, cách dùng:Rễ: Ngày dùng 3 - 6g, hãm, hoặc đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống;Lá tươi: ngày dùng 30 - 50g, giã đắp;Thân, cành: ngày dùng 30 - 50g, sắc uống.25. ĐƠN LÁ ĐỎTên khác:Đơn đỏ, Đơn tía, Đơn mặt trời.Tên khoa học:Excoecaria cochichinensisLour.Họ:Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây được trồng làm thuốc, làm cảnh ở nhiều địa phương nước ta.Bộ phận dùng:Rễ, vỏ thân, lá.Công năng, chủ trị:Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, giảm đau, lợi tiểu. Chữa cảm sốt, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, áp xe vú, dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa, ỉa chảy lâu ngày.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.26. DỪA CẠNTên khác:Hải Đằng, Dương giác, trường xuân hoaTên khoa học:Catharanthus roseus(L.) G. DonHọ:Trúc đào (Apocynaceae).Bộ phận dùng:Thân, lá, rễCông năng, chủ trị:Hoạt huyết, bình can, tiêu thũng, giải độc, an thần. Chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng 8 - 12g, sắc uống.Kiêng kỵ:Phụ nữ có thai không được dùng.27. GAITên khác:Gai làm bánh, gai tuyết, trư ma.Tên khoa học:Boehmeria nivea(L.) Gaudich.Họ:Gai (Urticaceae)Bộ phận dùng:Rễ, láCông năng, chủ trị:Rễ có tác dụng chỉ huyết, an thai, thanh nhiệt, giải độc. Chữa động thai, chảy máu dọa sẩy, đái đục, đái ra máu. Lá có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, dùng trị chảy máu, làm lành vết thương.Liều lượng, cách dùng:Rễ: Ngày dùng 6 - 20g (tươi) hay 8 - 12g (khô), đun sôi với 400ml nước đến khi còn lại 100 ml, uống 1 lần trong ngày. Lá: dùng ngoài lượng vừa đủ, giã đắp vào vết thương.28. GỪNGTên khác:KhươngTên khoa học:Zingiber officinaleRosc.Họ:Gừng (Zingiberaceae)Bộ phận dùng:Thân rễ (củ)Công năng, chủ trị:Gừng khô (Can khương) Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch. Gừng tươi chữa cảm mạo phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng, kích thích tiêu hóa, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua, cá. Bào khương chữa đau bụng, lạnh bụng, đi ngoài. Gừng khô và tiêu khương (gừng nướng) chữa đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Thán khương thường dùng chỉ huyết.Liều lượng, cách dùng:Gừng tươi, Bào khương: Ngày dùng 4 - 8g, sắc uống; Gừng khô và Tiêu khương: Ngày dùng 4 - 20g, dùng dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; Thán khương: Ngày dùng 4 - 8g, sắc uống.29. HẠ KHÔ THẢOTên khoa học:Prunella vulgarisL.Họ:Bạc hà (Lamiaceae).Bộ phận dùng:Cụm quả đã phơi hay sấy khô.Công năng, chủ trị:Thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chữa lao hạch, bướu cổ, áp xe vú, đau mắt, viêm tử cung, viêm gan, cao huyết áp, ngứa, hắc lào, vẩy nến.Liều lượng, cách dùng:Ngày 9 - 15 g, dạng thuốc sắc.30. HOẮC HƯƠNGTên khác:Thổ Hoắc hương, Quảng Hoắc hươngTên khoa học:Pogostemon cablin(Blanco) Benth.Họ:Bạc hà (Lamiaceae).Bộ phận dùng:Lá phơi hay sấy khôCông năng, chủ trị:Giải thử, hóa thấp, chỉ nôn. Chữa cảm mạo, nhức đầu, đau mình mẩy, sổ mũi, đau bụng tiêu chảy, ăn uống không tiêu vào mùa hè.31. HÚNG CHANHTên khác:Dương tử tô, Rau thơm lông.Tên khoa học:Plectranthus amboinicus(Lour.) Spreng.Họ:Bạc hà (Lamiaceae).Bộ phận dùng:Lá tươi hoặc dùng phần trên mặt đất cất lấy tinh dầu.Công năng, chủ trị:Ổn phế, trừ đàm, tân ôn giải biểu, giải độc. Chữa cảm cúm, sốt nóng về chiều, chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chữa thổ huyết, chảy máu cam, táo bón. Dùng ngoài giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn.32. HƯƠNG NHU TÍATên khác:É tíaTên khoa học:Ocimum tenuiflorumL.Họ:Bạc hà (Lamiaceae)Bộ phận dùng:Bộ phận trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy, giảm đau. Chữa sốt cao, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng: 6 - 12g, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng Hương nhu trắng để thay thế.33. HUYẾT DỤTên khoa học:Cordyline fruticosa(L.) Goepp.Họ:họ Huyết giác (Dracaenaceae)Bộ phận dùng:Lá tươi hoặc khô.Công năng, chủ trị:Thanh nhiệt, cầm máu, tan huyết, giảm đau. Chữa rong huyết, băng huyết, đái ra máu, sốt xuất huyết. Lá chữa vết thương.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng: 8 - 16g, sắc uống.34. HY THIÊMTên khác:Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Hy tiên.Tên khoa học:Siegesbeckia orientalisL.Họ:Cúc (Asteraceae).Bộ phận dùng:Phần trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chữa đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng: 9 - 12g, sắc uống.35. ÍCH MẪUTên khác:Cây chói đèn, sung uýTên khoa học:Leonurus japonicusHouttHọ:Bạc hà (Lamiaceae)Bộ phận dùng:Bộ phận trên mặt đấtCông năng, chủ trị:Hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, tiêu thũng. Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau bụng kinh, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết, phụ nữ sau đẻ huyết hôi không ra hết.Liều lượng, cách dùng:Ngày dùng: thân lá 6 - 12g, hạt: 4 - 9g, sắc uống.XEM TIẾPBệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minhfacebook.com/BVNTP